Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023
Google search engine
HomeChưa phân loạiLàm người nên nhớ: “Nước sâu thì chảy chậm, người càng khôn...

Làm người nên nhớ: “Nước sâu thì chảy chậm, người càng khôn ngoan uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

Lời nói còn có sức quyết định sự thành bại trong sự nghiệp, vận mệnh giàu nghèo.

Dù bạn thông minh, giàu có hay bản lĩnh đến đâu, nếu không thận trọng và khôn ngoan trong lời nói thì vẫn khó đạt được thành công. Nói là một loại năng lực, nhưng không nói là một loại trí tuệ. Vì vậy, hãy ghi nhớ 12 điểm chính này trong nghệ thuật giao tiếp sau đây:

1. Việc gấp, nói chậm lại

Suy nghĩ một cách bình tĩnh và rõ ràng trong những tình huống khẩn cấp có thể để lại một hình tượng trưởng thành chững chạc, không bốc đồng và thiếu ổn định trong mắt người khác, từ đó làm gia tăng mức độ và khả năng tin tưởng của đối phương.

2. Việc nhỏ, nói tếu táo

Chuyện nhỏ không đáng xé ra to. Đặc biệt nếu muốn nhắc nhở thiện chí thì nên dùng giọng điệu hài hước, pha chút bông đùa để nói ra, vừa không làm người nghe cảm thấy mất mặt, giúp họ dễ dàng chấp nhận sự giúp đỡ của chúng ta hơn, vừa có thể tạo điều kiện xây dựng quan hệ thân mật giữa cả hai.

Đời người có 4 thứ tuyệt đối không nên vay mượn, có món nợ suốt đời không  trả nổi

3. Việc chưa chắc chắn, nói thận trọng

Khi sự việc ta không thể chắc chắn 100% hoàn thành tốt đẹp, tốt nhất hãy nói ra một cách thận trọng và nghiêm túc về khả năng của mình để đem lại cảm giác đáng tin chứ không phải hình tượng một kẻ đạo đức giả, không dám nhận việc.

4. Việc chưa xảy ra, đừng nói trước

Kẻ đáng ghét nhất chính là kẻ cố tình sinh sự, gây chuyện vì những điều còn chưa xảy ra mà chỉ dựa trên sự phỏng đoán và những lời đồn đoán lung tung.

Nếu bạn biết giữ im lặng và kín miệng trước những những trường hợp ấy, người ngoài nhìn vào có thể đánh giá sự trưởng thành, năng lực tu dưỡng đại biểu cho tinh thần trách nhiệm và nhân phẩm tốt đẹp của chính bạn.

5. Việc không làm được, đừng nói lung tung

Có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Đừng tùy tiện hứa hẹn những gì mình không thể làm nếu không muốn trở thành kẻ bất tín. Đừng nói lung tung sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người “nhất ngôn cửu đỉnh, đã nói là làm” và tạo dựng niềm tin vững chắc trong lòng người ta.

Làm người phải nhớ: Lương thiện cần có chừng mực, hào phóng cũng phải có  nguyên tắc

6. Biết điều hại người khác, không thể nói

Đừng bao giờ dùng lời nói của mình để cố tình nhắm vào, gây tổn thương người khác, cho dù đó là người xa lạ hay thân thiết. Điều này sẽ thể hiện tính cách thiện lương, nhân phẩm tốt đẹp của bạn, giúp duy trì mối quan hệ đôi bên.

7. Chuyện không vui, đừng có gặp ai cũng nói

Đối mặt với vấn đề đau khổ, chúng ta đều có mong muốn được trò chuyện, được sẻ chia, nhưng bạn cần biết cách chọn mặt gửi lời chứ không phải gặp ai cũng nói.

Khi kể chuyện buồn của bạ với người không thân thiết dễ gây áp lực về tâm lý, không muốn nói chuyện, thậm chí là dần dần xa lánh bạn. Đồng thời, than vãn kể lể quá nhiều sẽ biến bạn thành một nguồn năng lượng tiêu cực trong mắt những người xung quanh.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments