Thứ Tư, Tháng Mười 4, 2023
Google search engine
HomeChưa phân loạiCách nhận biết càng đạo đức giả càng hay nịnh nọt: Kẻ...

Cách nhận biết càng đạo đức giả càng hay nịnh nọt: Kẻ giả tạo dùng miệng, người chân thành dùng tâm

Các cụ dạy “biết người, biết mặt nhưng chẳng bao giờ nhìn thấu được lòng”. Chỉ có cẩn trọng, xem xét từng cử chỉ, hành động mới có thể ít nhiều hiểu hơn được về ai đó.

Kẻ nham hiểm, lòng dạ thâm sâu sẽ chẳng bao giờ hành xử một cách đường đường chính chính, luôn lấy vỏ bọc tốt đẹp bên ngoài để che đậy cho những ý nghĩ, toan tính xấu xa ở bên trong. Qua lại với họ, không sớm thì muộn cũng rước họa vào thân.

Dưới đây là những đặc điểm tính cách phổ biến nhất của kiểu người này mà mọi người nên biết:

Thể hiện thái độ mập mờ, “gió chiều nào theo chiều ấy”

Người có chính kiến ​​riêng và sống trung thực không bao giờ ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình để mọi người cùng nghe và cùng nhau thảo luận. Ngược lại, kẻ xảo trá giả tạo lại quen thói giấu che, cứ giữ khư khư mọi sự trong lòng. Điều này dễ dàng nhận thấy được qua những buổi họp hay thảo luận. Thay vì trực tiếp đưa ra ý kiến, họ thích dò hỏi người khác bằng những câu như: “Bạn thấy sao?” hay “Anh/chị nghĩ thế nào?”. Kết quả, lựa chọn của họ chính là cái được số đông ủng hộ.

Nói quá nhiều lời tâng bốc

Những người này rất giỏi nắm bắt tâm lí, dùng những lời “khen cho có” nhằm thỏa mãn ham muốn của người nghe. Chẳng có ai lại cảm thấy khó chịu khi nhận được những lời tán dương, khích lệ. Nhờ những lời “chót lưỡi đầu môi” này, họ tạo dựng một số lượng lớn những mối quan hệ đồng thời lợi dụng nó theo cách mà họ muốn. Thế giới của những người xu nịnh tràn ngập những lời khen ngợi trong khi những người khác lại kén chọn về những điều họ thích và không thích.

7 câu nói trí tuệ của cổ nhân chỉ rõ muôn nẻo đường đời, học được câu nào  được lợi câu đó

Ra vẻ hiểu biết khi “ván đã đóng thuyền”

Không bình luận ngay từ đầu, những người giả tạo có thói quen chờ đợi mọi chuyện xảy ra rồi mới bình phẩm. “Biết ngày là vậy mà!” hay “Tôi đã biết chắc là như thế!” chính là những câu cửa miệng của loại người này. Thông qua nó, họ muốn xây dựng hình ảnh một người hiểu biết, thông minh và tiên liệu được hết mọi vấn đề. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng người tài sẽ chẳng bao giờ đứng nhìn người khác làm còn mình thì chẳng động móng tay.

Mọi người đều cần phải trưởng thành và có những bài học cuộc sống mà không ai dạy cho  đến khi chúng ta trải nghiệm chúng.

Kiểu khẩu thị tâm phi, miệng nói phải nhưng lòng thì nghĩ trái

Che giấu mục đích thật sự qua lời nói lại chính là kiểu nói chuyện kinh điển của loại người giả tạo. Lời nói phát ra khác một trời một vực với suy nghĩ trong lòng, miệng và tâm không thống nhất với nhau. Điều này tuy không phải lúc nào cũng xấu nhưng cứ cẩn thận vẫn hơn. Người tâm không đứng đắn, quen thói lọc lừa thì kết giao chỉ e sẽ tự chuốc họa vào thân.

Cổ nhân dạy rằng: “Lỗi lầm trên đời ai mà chẳng có, quan trọng là phải nắm  rõ nền tảng của việc sửa lỗi để hoàn thiện bản thân mình” – SỐNG

Khi con người lớn lên, họ gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn. Ngay cả khi không có ai tử tế và thành thật với bạn, bạn cũng đừng đánh mất chính mình. Nhớ rằng, chỉ có tấm lòng chân thật mới đổi lấy được lòng tin và sự tín nhiệm trong mắt mọi người . Chiếc mặt nạ mang đến một lúc nào đó rồi cũng phải tháo xuống. Bản chất gian trá, lọc lừa khi bị lộ tẩy sẽ chẳng nhận được gì ngoài sự ghẻ lạnh cùng ánh mắt khinh khi. Hy vọng những bài học nho nhỏ trên đây có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc nhìn người để từ đó có cách xử trí phù hợp nhất.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments